Diễn đàn ITK36 - ĐH Sư phạm TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn ITK36 - ĐH Sư phạm TPHCM

Diễn đàn ITK36 - ĐH Sư phạm TPHCM
Diễn đàn đang nâng cấp ...
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Tốt nghiệp ngành CNTT bạn sẽ làm gì?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Administrator
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 219
Điểm kinh nghiệm : 27131
Danh tiếng : 104
Ngày tham gia : 02/10/2010
Age : 31
Đến từ : Lớp CNTT K36
Tài sản : Ring of The Creator
Tài năng của Admin Danh vọng:219%/1000%
Tài năng:31%/100%


Tốt nghiệp ngành CNTT bạn sẽ làm gì? _
Bài gửiTiêu đề: Tốt nghiệp ngành CNTT bạn sẽ làm gì?   Tốt nghiệp ngành CNTT bạn sẽ làm gì? I_icon_minitimeTue Mar 08, 2011 9:17 pm

Cái này không biết có bao nhiêu bạn đang thắc mắc đây nữa........

Trích dẫn :

Tùy vào từng chuyên ngành học, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học có thể chọn cho mình một nghề phù hợp. Sau đây là thống kê về một số nghề trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.

1. Lập trình viên (Developer hoặc Programmer)

Công việc của những người làm trong lĩnh vực này là tạo ra, chỉnh sửa hoặc phát triển các phần mềm dựa trên các công cụ lập trình.

Yêu cầu của nghề này là: Bạn phải thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình như: VB, VB.net, C#, java, PHP … Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự sáng tạo, kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc cách tiếp cận công nghệ mới khi có yêu cầu thay đổi về mặt công nghệ, khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm

2. Phát triển web (Web developer)

Với công việc này, bạn cần tập hợp các yêu cầu kinh doanh, phát triển các chi tiết kĩ thuật cho các phần mềm ứng dụng cho web và giúp đỡ các chuyên gia quản lý trang web về kĩ thuật.

Để làm công việc này, các ứng viên cần nắm rõ Internet, các chương trình ứng dụng cho web cũng như chiến lược kinh doanh thương mại điện tử. Các kĩ năng về Web Application, .Net, C#, PHP, JSP rất được đề cao.

3. Thiết kế web (Web designer)

Website ngày nay không chỉ để đăng tải các thông tin mà còn là bộ mặt của doanh nghiệp, là thị trường trao đổi, buôn bán với các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Vì vậy, nó cũng rất cần một bộ mặt bảnh bao. Lúc này chính là các chuyên viên thiết kế web vào cuộc. Công việc của họ là thiết kế website sao cho thân thiện, dễ dàng sử dụng, nhìn bắt mắt với các nút bấm, các banner, màu sắc các liên kết, độ đậm, nhạt của kiểu chữ…

Yêu cầu: Các chuyên viên thiết kế web cần phải được đào tạo qua chương trình thiết kế, có năng khiếu mỹ thuật, có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa như Photoshop, Corel Draw, Flash, Dreamweaver,… và có thêm kiếm thức về lập trình web.

4. Kiểm thử viên (Tester)

Là những người chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên “viết” ra. Đây là một vị trí rất quan trọng trong một dự án viết ứng dụng, phần mềm bởi lẽ họ sẽ hoàn thiện các ứng dụng đó. Công việc khá nhẹ nhàng hơn các việc khác nên thu hút nhiều nữ giới tham gia.

Để làm được công việc này, bạn cũng cần phải được đào tạo bài bản trong các trường đại học và nắm chắc các kỹ thuật như một lập trình viên. Đặc biệt là phải có kỹ năng về ngoại ngữ để đọc hiểu tài liệu

5. Xây dựng và Quản lý dữ liệu (Database Developer)

Nhiệm vụ của bạn là gì? Thiết kế các chương trình ứng dụng ví dụ giao diện sử dụng, giao dịch giữa khách/chủ trong toàn mạng và các bộ phần cấu thành hệ thống. Bạn cần cung cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hoá.

Yêu cầu: Có kiến thức về kĩ thuật, lên kế hoạch, điều phối và khả năng giao tiếp. Những người đảm trách công việc này cần thường học ở chuyên ngành hệ thống thông tin, có kiến thức về các hệ quản trị cở sở dữ liệu như DB2, SQL server, .. và các sản phẩm dữ liệu Oracle, XML, C++.

6. Quản lý dự án (Project Manager)

Nhiệm vụ của bạn là quản lý toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mền ứng dựng công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch cũng như đàm phán với những người giữ tiền đặt cọc dự án.

Yêu cầu: Am hiểu về công nghệ thông tin, quản lý kinh doanh, kiến thức cơ bản về các chương trình ứng dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có kinh nghiệm trong việc quản lý dự án, sự giao tiếp đối với các thành viên trong đội nhóm. Những người làm ở vị trí này đã có kinh nghiệm làm việc.

7. Quản trị mạng (Network Administrator)

Công việc của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi các hệ thống mạng để đảm bảo an toàn và bảo mật cho các hệ thống đó.

Yêu cầu: Nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker hiệu quả. Biết thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công...

Một chuyên viên an ninh giỏi nghề phải biết lên kế hoạch đảm bảo độ an toàn vững chắc, ngăn chặn, phát hiện sự xâm nhập trái phép. Điều này đòi hỏi tư duy nhanh nhạy và sáng tạo rất cao.

8. Phát triển game (Game Developer)

GD không chỉ là vẽ đồ họa 2D, 3D mà còn làm quản lý dự án, phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò chơi, màn chơi, lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game. Theo trình tự của công việc để lập trình nên một game, trước tiên cần có những ý tưởng về những game mới. Bởi vậy, đây là một công việc rất giàu tính sáng tạo.

Đối với những GD chuyên thiết kế hình ảnh thì tư duy mỹ thuật là một điều rất quan trọng bởi lẽ hình ảnh của game đẹp hay xấu là phụ thuộc vào những chuyên viên thiết kế này. Ngoài ra, tư duy logic và am hiểu về các công nghệ để phần mềm nhúng như JMS, C … rất cần thiết cho những GD chuyên lập trình.

9. Khoa học máy tính (Computer science researcher)

Người làm trong lĩnh vực này cần nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn sâu về khoa học máy tính, trong đó chú ý đến các lĩnh vực tiên tiến về CNTT như: các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống đa truyền thông, các hệ thống khai thác xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, trí tuệ nhân tạo…

10. Kỹ thuật máy tính (Computer Engineer)

Yêu cầu của người làm trong lĩnh vực này là cần nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi mạch. Có khả năng nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam như: Intel, IBM, Samsung, Nidec…

11.SEO (Search Engine Optimization)

Công việc của SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, xây dựng các máy tìm kiếm nội dung sao cho nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy, và hiển thị. Nếu bạn quan tâm đến các công cụ tìm kiếm như Google thì hẳn sẽ biết được tầm quan trọng của các SEO. Mỗi người lập trình nên trang bị cho mình những kiến thức về SEO và ngược lại những người làm SEO chắc chắn sẽ phải có những kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị.

CNTT trong thời đại CNH- HĐH đất nước là nhu cầu vô cùng quan trọng, đó là sự dịch chuyển rõ nét của CNTT từ một ngành mang tính chất khoa học - công nghệ sang ngành mang tính chất kinh tế - kỹ thuật, tính quốc tế hoá - toàn cầu hoá mạnh mẽ. Điều này giúp người học định hướng chọn nghề dễ dàng, hình dung bức tranh phát triển nguồn nhân lực sáng sủa.

Trích: fit.hcmup.edu.vn
Về Đầu Trang Go down
https://cnttk36.forumvi.com

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

 

Tốt nghiệp ngành CNTT bạn sẽ làm gì?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn ITK36 - ĐH Sư phạm TPHCM :: Góc học tập :: Thắc mắc - Giải đáp - Thảo luận-
Chuyển đến